Đã thành chuyện thường
Khi đêm diễn nhạc kịch Shrekở Nhà hát Lớn Hà Nội khép lại,ânkhấunộimuabảnquyềnvởdiễnngoạkết quả xổ số kiến thiết miền bắc hôm nay NSƯT Đặng Châu Anh đã có trong tay 2 vở nhạc kịch trong 2 năm liên tiếp cùng công diễn tại nhà hát này. Năm ngoái, bà cùng Nhà hát Kịch VN, Tập đoàn Pacific Ocean Partners (POP) dựng Alice in Wonderland. Năm nay, cũng vẫn với POP, NSƯT Đặng Châu Anh có thêm Shrek, vở nhạc kịch về công chúa Fiona và chàng trai xấu xí. Cả hai vở diễn đều được ê kíp sản xuất mua bản quyền để biểu diễn ở VN.
Với Alice in Wonderland, nhóm sản xuất mua bản quyền để biểu diễn 2 đêm. Tuy nhiên, thỏa thuận bản quyền cũng cho phép có thể có thêm những buổi diễn khác một cách linh hoạt. Trong khi đó, Shreklần này có 3 đêm diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Bên cạnh thỏa thuận số buổi diễn, Shrekcũng mua bản quyền cả bản dựng, có nghĩa là vở diễn được dựng theo cách đơn vị sở hữu bản quyền dựng. Shrek tại VN lần này cũng có sự đồng hành của huyền thoại nhạc kịch Philip Quast trong quá trình dàn dựng vở.
Học trò của NSƯT Đặng Châu Anh, Lê Diệu My tham gia trong ê kíp nghệ thuật của cả hai vở Alice in Wonderland và Shrek. Cô là du học sinh ngành sân khấu tại Mỹ, từng tham gia dàn dựng nhiều vở nhạc kịch khác nhau. Ở bậc phổ thông, Diệu My từng dựng nhạc kịch Mamma Mia cùng các bạn trong trường. Trong vở nhạc kịch Những người khốn khổ do Nhà hát Nhạc vũ kịch VN sản xuất, Diệu My là trợ lý đạo diễn.
Những người khốn khổcũng là một vở diễn được mua bản quyền để công diễn tại VN. Tuy nhiên, điều khác với Shreklà nhà sản xuất (Nhà hát Nhạc vũ kịch VN) chỉ mua bản quyền âm nhạc. Phần dàn dựng sân khấu, phục trang, thiết kế sân khấu… do đó đều do ê kíp Việt sáng tạo, thực hiện mà không có ràng buộc nào từ phía nước ngoài.
Một vở diễn khác cũng mới mang về VN là Chú mèo dạy hải âu bay, dựa trên tác phẩm văn học Chuyện con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Chile nổi tiếng Luis Sepúlveda. Sau nhiều bước liên hệ, Nhà hát Tuổi Trẻ đã ký được hợp đồng với người sở hữu tác quyền. Với vở diễn này, nhà hát được thoải mái dàn dựng. Hợp đồng chỉ ràng buộc về tỷ lệ doanh thu dựa trên bán vé. Ông Doãn Bằng, Phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, cho biết trước đó nhà hát có một số vở hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc. Với những vở đó, việc bản quyền đều do đối tác nước ngoài đàm phán, chi trả, nhà hát không phải lo ký kết gì.
Đau đầu bài toán tệp công chúng
NSƯT Trần Ly Ly, quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL), cho biết hiện nay nhu cầu mua bản quyền vở diễn nước ngoài về dựng tại VN là có thật. "Nhu cầu thị trường là có. Bản thân nhân sự của chúng ta cũng có thể đảm bảo khoảng 50% về chất lượng, nhưng những hạng mục nhân sự còn lại vẫn phải có chuyên gia khác. Các đơn vị khi thực hiện vẫn phải đi tìm chuyên gia và ký kết thêm", bà Trần Ly Ly nói. Bà Ly hiện là người giàu kinh nghiệm trong việc mua bản quyền vở diễn nước ngoài về sản xuất trong nước. Hai vở diễn bà làm sản xuất là Hồ thiên nga và Những người khốn khổ đều cháy vé sau nhiều đêm diễn.
Mặc dù vậy, về mặt sản xuất, bà Ly cũng cho biết các nhà sản xuất sẽ rất đau đầu nếu muốn vở diễn có lãi. Thậm chí, khả năng lỗ rất lớn với các nhà hát chuyên nghiệp. "Chúng ta phải chọn vở diễn tương đối phù hợp với công chúng VN. Chúng ta phải cân nhắc yếu tố văn hóa cũng như tầm tiền. Phải định được tiền bỏ ra đầu tư và thu lại đảm bảo. Đầu tư lớn quá mà không đủ khách thì lỗ cầm chắc", bà Ly nói.
Theo bà Ly, việc mua bản quyền vở diễn cũng đa dạng. Các đơn vị sản xuất phải linh hoạt thì mới có cơ hội có lãi. Chẳng hạn, việc mua tác quyền để diễn ở các trường sẽ rẻ hơn. Vở diễn có sự tham gia của diễn viên trẻ em cũng sẽ có tiền mua tác quyền thấp hơn. "Còn nếu mua để về làm sản phẩm của một nhà hát quốc gia thì đắt. Nhưng đắt vẫn chưa phải vấn đề lớn nhất của sản xuất. Vấn đề còn nằm ở việc phải đảm bảo tiêu chí đề ra như nhân sự được đào tạo ra sao để đảm bảo chất lượng vở, biểu diễn cụ thể bao nhiêu buổi. Họ sẽ hỏi chúng ta rất kỹ trên bàn đàm phán mọi vấn đề", bà Ly cho biết.
Chính vì thế, theo bà Ly, không phải cứ mua bản quyền tác phẩm về thì sẽ có một tác phẩm đáp ứng thị trường. Có những sản phẩm sẽ mãi mãi chỉ là sản phẩm xinh xinh, chứ không đủ sức để thi đấu trên thị trường đúng tinh thần của công nghiệp văn hóa. "Khi ra một sản phẩm, nhà sản xuất phải xây dựng chiến lược sản phẩm. Vở diễn đó sẽ có tuổi là bao nhiêu buổi, địa điểm biểu diễn phải ra sao, có bao nhiêu chỗ. Xã hội liệu sẽ đánh giá thế nào về sản phẩm đó, có hạnh phúc khi xem nó không. Tài năng là một chuyện nhưng phải có chiến lược phù hợp", bà Ly phân tích.
Theo bà Ly, muốn đánh giá được sức chiến đấu của một vở diễn nội mua bản quyền ngoại, tốt nhất là nhìn vào số lượng buổi diễn. Nó phải trụ được chục buổi trở lên mới có thể coi là ổn thỏa. Hiện tại Hồ thiên nga do Nhà hát Nhạc vũ kịch VN sản xuất đã diễn được 8 buổi và có thể diễn tiếp, với lượng người xem khoảng 5.000 lượt. Những người khốn khổ đã có buổi thứ 17, với tổng lượt xem gần 10.000 người.
Cũng phải nhìn nhận rằng số lượng công chúng trẻ quan tâm tới các vở diễn mua bản quyền nước ngoài khá đông. Đặc biệt là với nhạc kịch, khán giả ở các trường phổ thông, đại học khá nhiều. Chính vì thế, đây cũng là một gợi mở về sản xuất, nhất là khi thế giới ngày càng phẳng hơn.